Cân bằng nội môi hệ thần kinh Ức chế hóa dài hạn

Tính cân bằng trong hệ thần kinh rất quan trọng đặc biệt đối với nơron trong việc duy trì các tín hiệu đi ra của các nơron đó. Nếu các synap chúng chỉ tồn tại cơ chế điều hòa ngược dương tính, thì các hoạt động điện thế sẽ diễn ra một cách liên tục không trì hoãn, ngày càng củng cố và tăng cường thêm và cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng bất hoạt hoàn toàn do các nơron hoạt động quá mức. Để ngăn tình trạng này xảy ra, có hai dạng cơ chế điều chỉnh thông qua điều hòa ngược âm tính: siêu mềm dẻo và cân bằng hóa synap.[8] Siêu mềm dẻo (metaplasticity) thể hiện khả năng thay đổi mật độ vật chất nơron tạo điều kiện cho sự hình thành đặc tính mềm dẻo của synap, bao gồm có ĐTHDH và ỨCHDH.[9] Mô hình BCM đã đưa ra được ngưỡng kích thích một cách chính xác rằng là nếu mức độ đáp ứng điện thế sau synap dưới ngưỡng sẽ gây ra ỨCHDH và ngược lại nếu trên ngưỡng sẽ khởi sinh ĐTHDH. Và hơn nữa học thuyết BCM cũng nói rằng ngưỡng kích thích có thể thay đổi tùy thuộc trung bình số lần kích thích gây nên điện thế sau synap.[10] Hiện tượng cân bằng xảy ra khi tất cả các tín hiệu kích thích vào nơron có xu hướng giảm quá mức hay tăng quá mức.[11] ĐTHDH và ỨCHDH xảy ra cùng lúc với hiện tượng siêu mềm dẻo và cân bằng hóa synap nhằm làm duy trì chức năng của mạng lưới nơron một cách ổn định và chính xác.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ức chế hóa dài hạn http://doc.rero.ch/record/310301/files/18_2008_Art... http://adsabs.harvard.edu/abs/1998Natur.391..892T http://adsabs.harvard.edu/abs/1999PNAS...96.9457B http://adsabs.harvard.edu/abs/2005PNAS..10217166W http://adsabs.harvard.edu/abs/2011Sci...334..389H http://bearlab-s1.mit.edu/BearLab/PDFs/bear-.pdf //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1288000 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1574086 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1693164 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2614015